Đông trùng hạ thảo

26 Aug 2018 14:34
Tags

Back to list of posts

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.

Tên gọi "đông trùng hạ thảo" (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.

Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt.

tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao-co-tac-dung-chua-tri-benh-nhu-the-nao-1.png

Phân loại và tên gọi

Loài này được Miles Berkeley miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1843 như là Sphaeria sinensis[4]. Pier Andrea Saccardo chuyển loài này sang chi Cordyceps vào năm 1878[5]. Từ nguyên của tên khoa học xuất phát từ tiếng Latinh cord "dùi cui, gậy tày", ceps "đầu" và sinensis "từ Trung Quốc". Loài này được biết đến như là Cordyceps sinensis cho tới năm 2007, khi phân tích phát sinh chủng loài phân tử được sử dụng để sửa đổi phân loại của 2 họ Cordycipitaceae và Clavicipitaceae, với kết quả là tạo ra tên gọi cho một họ mới là Ophiocordycipitaceae và việc chuyển một số loài Cordyceps sang chi Ophiocordyceps.

Trong tiếng Tạng nó được biết đến như là དབྱར་རྩྭ་དགུན་འབུ་ (ZWPY: yartsa gunbu , Wylie: dbyar rtswa dgun 'bu, "hạ thảo(cỏ), đông trùng (sâu bọ)"), và đây là nguồn gốc của các tên gọi trong tiếng Nepal यार्शागुम्बा, yarshagumba, yarchagumba hay yarsagumba. Chuyển tự sang tiếng Bhutan là Yartsa Guenboob. Nó còn được biết đến như là keera jhar, keeda jadi, keeda ghas hay 'ghaas fafoond trong tiếng Hindi. Tên gọi tiếng Trung Dōng chóng xià cǎo (冬蟲夏草) nghĩa là "đông trùng, hạ thảo" (nghĩa là "sâu mùa đông, [trở thành] cỏ mùa hè"). Tên gọi tiếng Trung là dịch theo nghĩa đen của tên gọi gốc tiếng Tạng, được thầy lang người Tạng là Zurkhar Namnyi Dorje ghi chép lại lần đầu tiên trong thế kỷ XV. Trong ngôn ngữ thông tục tiếng Tạng thì Yartsa gunbu thường được gọi tắt là "bu" hay "yartsa".

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tên gọi của nó thường được viết tắt là chong cao (蟲草 "trùng thảo"), một tên gọi cũng áp dụng cho các loài Cordyceps khác, như C. militaris. Trong tiếng Nhật, nó được gọi là tōchūkasō (冬虫夏草).

Điều ngạc nhiên là đôi khi trong các tài liệu Trung Hoa tiếng Anh thì Cordyceps sinensis được nhắc tới như là aweto [Hill H. Art. XXXVI: The Vegetable Caterpillar (Cordiceps robertsii). Transactions and Proceedings of the Royal Society of New Zealand 1868-1961. Quyển 34, 1901;396-401], và đó là tên gọi trong tiếng Māori để chỉ Cordyceps robertsii, một loài nấm chỉ có ở New Zealand.

Nguồn gốc

heading level 2

Vị thuốc này thực chất là hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis(Berk.) G.H.Sung, J.M.Sung, Hywel-Jones & Spatafora (2007), 1878 với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes. Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Ophiocordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam.

Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử.

Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.

++Đông trùng hạ thảo: Biệt dược hay 'cú lừa thế kỷ'?

Mấy ngày qua, giới đông y Trung Quốc và cả Việt Nam xôn xao vì thông tin đăng tải trên tờ điện tử Sina.com (Trung Quốc) khẳng định đông trùng hạ thảo chỉ là một “cú lừa thế kỷ".
Mấy ngày qua, giới đông y Trung Quốc và cả Việt Nam xôn xao bởi thông tin được đăng tải trên tờ điện tử Sina.com (Trung Quốc) khẳng định: Đông trùng hạ thảo chỉ là một “cú lừa thế kỷ” bởi công dụng của loại thuốc đắt hơn vàng này hầu như là… không có gì.

Tại Việt Nam, từ trước đến nay, đông trùng hạ thảo vẫn được săn tìm bởi nhiều người tin rằng loại thuốc này có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch, được bán với giá cực đắt, loại tốt nhất khoảng 10 triệu đồng/10gr.

Dong trung ha thao: Biet duoc hay 'cu lua the ky'? hinh anh 1
Đông trùng hạ thảo không hề có công dụng đặc biệt gì cả, nó giống như khoa học khẳng định về cơ bản sừng tê giác cũng có cấu tạo và thành phần giống móng tay người. Ảnh: Sina
Choáng váng vì đông trùng hạ thảo bị lật tẩy

Theo tờ Sina.com, ngay cả trong y học truyền thống Tây Tạng thì đông trùng hạ thảo chỉ có duy nhất phương thuốc dạng nước (tễ) để chữa một số bệnh… phụ khoa. Sina chỉ ra một số công trình khoa học của nhiều bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc khẳng định hoạt chất cordycepic acid có trong đông trùng hạ thảo từng được nâng tầm lên mức… thần thánh thực chất chỉ là mannitol - một sản phẩm hóa công nghiệp rất phổ biến và rẻ tiền, được dùng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm.

Thậm chí, Sina.com còn dẫn một công trình đăng trên The Paper năm 2011, ông Vương Thành Thụ - nghiên cứu viên Phòng Nghiên cứu sinh thái thực vật Viện Khoa học Thượng Hải/ Viện Khoa học Trung Quốc - đã công bố kết quả nhóm gene của “đông trùng hạ thảo” không hợp thành được cordycepin, chỉ có loại nấm cordyceps mới tạo ra được.

Nghĩa là đông trùng hạ thảo không hề có công dụng đặc biệt gì cả, nó giống như khoa học khẳng định về cơ bản sừng tê giác cũng có cấu tạo và thành phần giống… móng tay người.

Thông tin này khiến giới đông y TQ choáng váng bởi giá đông trùng hạ thảo ở TQ hiện cũng rơi vào khoảng 200.000 NDT/kg, tức là hơn 600 triệu đồng/kg.

++Hoa mắt với thị trường đông trùng hạ thảo ở VN

Để tìm hiểu về thị trường biệt dược đắt đỏ này, PV đã tới hai trung tâm dược liệu tại TP HCM và Hà Nội và phát hiện ra sự bát nháo đến khó tin xung quanh “thuốc tiên” đông trùng hạ thảo.

Tại TP HCM, khi hỏi chủ cửa hàng thuốc đông y V.Ph trên đường Lương Nhữ Học, hỏi về đông trùng hạ thảo, ông chủ cửa hàng chỉ ngay vào 2 hũ thủy tinh, không có nhãn mác và nơi xuất xứ.

Theo đó, loại 1 có giá 15 triệu đồng/100gr, loại 2 giá 6 triệu đồng/100gr. Khi hỏi về nguồn gốc xuất xứ của loại dược liệu này, ông chủ cho biết, cả hai loại đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, loại 1 đắt hơn vì quý hiếm hơn, được khai thác ở một vùng núi cao hơn.

Tại cửa hàng Th.T trên đường Triệu Quang Phục, bà chủ cửa hàng giới thiệu với chúng tôi một loại đông trùng hạ thảo được đóng gói trong hộp giấy, bọc nylon, quấn băng keo trong, không có nhãn mác cũng như nguồn gốc xuất xứ.

Ở đây, đông trùng hạ thảo có giá mềm hơn, hộp một chỉ (tương đương 37,5 gram) có giá 1,5 triệu đồng. Chủ cửa hàng khẳng định một cách chắc nịch đây là hàng thật, nhập từ Trung Quốc về. Bà chủ cho biết, sở dĩ hộp đựng không ghi nhãn mác là vì cửa hàng nhập sỉ về rồi mới chia ra từng hộp nhỏ. Ngoài ra, cửa hàng còn bán đông trùng hạ thảo có nguồn gốc từ Tây Tạng với giá 10 triệu đồng/100gr.

Tại Hà Nội, một cửa hàng bán đông trùng hạ thảo trên đường Hai Bà Trưng, nhân viên bán hàng tư vấn 3 loại đông trùng hạ thảo gồm dạng nguyên con, dạng nước và dạng viên nén có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Theo giới thiệu, đông trùng hạ thảo nguyên con xuất xứ từ Tây Tạng có giá 10 triệu đồng/10g. Đây là loại nguyên chất rất quý hiếm nên thời gian cảm nhận để phục hồi sức khỏe sẽ nhanh hơn các loại chế phẩm. Khi được hỏi về cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật, giả thì người bán hàng nhiệt tình tư vấn rằng nếu người dùng mua bên ngoài có thể mua nhầm hàng giả hoặc loại nguyên con bị hút dưỡng chất.

PV cũng khảo sát tại một nhà thuốc đông y tại phố Lãn Ông (Hà Nội), tại đây thầy thuốc giới thiệu loại nấm đông trùng hạ thảo của Việt Nam ngâm rượu, được quảng cáo là rất tốt kèm theo đó là một loạt các chế phẩm của đông trùng hạ thảo dạng viên, dạng nước.

Khi được hỏi về dạng nguyên con của Tây Tạng thì chủ nhà thuốc lấy từ tủ lạnh ra một hộp đông trùng hạ thảo bé bằng bàn tay, vẫn còn lạnh ngắt có giá là 4 triệu đồng/10g. Khi PV hỏi cửa hàng có hóa đơn, chứng từ để chứng minh loại đông trùng hạ thảo nguyên chất này là hàng thật nhập từ Tây Tạng không thì chủ cửa hàng trả lời đây là hàng do tiếp viên hàng không xách tay về nên không có giấy tờ.

++Công dụng mập mờ - tâng bốc thái quá

TS.BS Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, đây là một loại nấm phức tạp có nhiều chức năng sinh học có tác dụng điều hoà miễn dịch, chống khối u, chống viêm, chống hoạt tính oxi hoá.

Đông trùng hạ thảo từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Tuy nhiên, các tác dụng và hiệu quả của đông trùng hạ thảo chưa được FDA (Cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) công nhận.

Theo bác sĩ Niên, hiện nay, một vấn đề là các tác dụng sinh học của đông trùng hạ thảo còn tuỳ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng mà loài sinh vật này sinh sống. Bên cạnh đó, trên thị trường còn có xuất hiện các sản phẩm đông trùng hạ thảo giả, người tiêu dùng nếu không “rành” thì rất khó phân biệt.

Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch T.Ư Hội Đông y Việt Nam) cho biết: “Đúng là tác dụng của đông trùng hạ thảo đã bị tâng bốc thái quá.

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc có tác dụng bồi bổ một số bệnh. Nhưng không phải điều trị được lục phủ ngũ tạng, thậm chí chữa được những trọng bệnh như một số phương tiện thông tin đã đồn thổi. Từ đó sản phẩm này bị đội giá lên gần chục triệu đồng một lạng, nhưng kết quả thì phần nhiều chưa thấy rõ ràng. Đông trùng hạ thảo không thể chữa được ung thư, hen suyễn hay vô sinh như những lời quảng cáo.

++Thật giả lẫn lộn và… ít tác dụng

ThS.BS Trần Minh Hiếu - Trưởng phòng Khoa học Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: “ Đông trùng hạ thảo được dùng để bồi bổ cơ thể suy nhược, để hỗ trợ sức khoẻ, dành cho những người mới ốm dậy, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Nhưng vấn đề bây giờ là người ta trồng rất nhiều, thật giả lẫn lộn và chẳng thấy có tác dụng mấy. Chính tôi, khi ra ngoài chợ cũng không biết đâu là thật, đâu là giả. Theo như tôi được biết thì đông trùng hạ thảo chưa được Bộ Y tế công nhận là một loại thuốc. Cái đó chỉ là bồi bổ sức khoẻ cơ thể, chứ đâu có chữa được bệnh gì mà gọi là thuốc.

Hiện nay người ta trồng rất nhiều, nhưng chưa có tiêu chí nào đánh giá như thế nào là hàng thật hàng giả”.

Liên quan đến vấn đề này, TS Lê Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: “Chúng tôi vẫn cấp phép cho các sản phẩm đông trùng hạ thảo, vì sản phẩm này nằm trong danh mục thực phẩm chức năng, tuy nhiên nguyên tắc là sản phẩm phải có cơ sở khoa học chứng minh công dụng của nó thì mới được cấp giấy chứng nhận. Đông trùng hạ thảo có những tác dụng nhất định của nó, được đông y công nhận từ xa xưa rồi”.

Tham khảo tại https://massageishealthy.com/dong-trung-ha-thao.html

Comments: 0


Nếu không có ngoại lệ được nêu, nội dung của trang này được xuất bản dưới giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License